Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Quy định kiểm định của xe cẩu

Theo thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH kiểm định cẩu cần trục tự hành hay kiểm định xe cẩu là điều kiện bắt buộc theo quy định của cơ quan nhà nước quản lý, hoặc cá nhân sử dụng thiết bị. 

Xe cẩu là một loại thiết bị máy móc có chức năng chính là nâng/ hạ. Điểm chung của xe cẩu là hệ máy móc kết hợp sử dụng với dây cáp (tời) để treo móc vật cẩu, thường cơ cấu tay cần hoặc dầm cầu, khung cổng để các vật nặng thi công, lắp ráp cho các công trình xây dựng, bốc xếp hàng hóa.

Quy định kiểm định xe cẩu là gì?

Kiểm định xe cẩu là một hoạt động tiến hành kiểm tra và đánh giá, phân tích thiết bị máy móc theo quy định của nhà nước. Nhằm kiểm tra thiết bị xe cẩu đảm bảo chất lượng an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn của kỹ thuật. 

  • Điều kiện bắt buộc phải kiểm định an toàn cho xe cẩu là gì?

Các hoạt động đánh giá, kiểm định an toàn cho thiết bị xe cẩu được áp dụng cho chủ sở hữu, sử dụng thiết bị trong công tác sản xuất, vận chuyển hàng hóa.

Trường hợp cần kiểm định an toàn cho xe cẩu 

Kiểm định lần 1: Tổ chức các doanh nghiệp trước khi đưa xe cẩu vào sử dụng phải thực hiện kiểm định

Kiểm định theo chu kỳ: Theo thời gian vận hành sử dụng, xe cẩu được kiểm định định kỳ theo thời gian. Thông thường, thời hạn kiểm định khoảng 2 năm/ lần. Đối với loại xe cẩu có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định là 1 năm. 

Bên cạnh đó, thời hạn kiểm định định kỳ của xe cẩu có thể ngắn hơn tùy vào kết cấu, cấu tạo của nhà sản xuất.

Kiểm định bất thường: Thông thường các hoạt động kiểm định sau sự cố lớn, máy móc bị hư hỏng hoặc theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Lý do cần phải kiểm định an toàn cho xe cẩu?

  • Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, tránh các trường hợp kiểm tra từ cơ quan pháp luật
  • Kiểm định an toàn cho xe cẩu đảm bảo an toàn cho người sử dụng cùng người làm việc trong phạm vi xe cẩu làm việc
  • Hạn chế được các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra. Từ đó nâng cao hình ảnh doanh nghiệp quan tâm đến việc an toàn lao động.
Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của xe cẩu

TCVN 5179: 1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thủy lực về an toàn;

TCVN 10837: 2015, Cần trục - dây cáp - bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;

TCVN 8855 -2:2011, Cần trục và thiết bị nâng. chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;

TCVN 4755:1989, Cần trục. Yều cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực

QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục;

QCVN 29:2016/BLĐTBXH, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành;

TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật

TCVN 5206:1990, máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng; 

TCVN 8590 -2:2010 (ISO 4310-2:2009) cần trục. Phân loại theo chế độ làm việc. Phần 2: Cần trục tự hành;

TCVN 8242 -2:2009, cần trục - tự vựng - Phần 2: Cần trục tự hành;

Quy trình kiểm định an toàn thiết bị cầu trục

Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải;
  • Các chế độ thử tải - Phương pháp thử
  • Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước đầu đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét